[Kinh nghiệm] Cách để Vượt qua một Buổi phỏng vấn Xin việc

0

Phỏng vấn đôi khi là cơ hội duy nhất để gây ấn tượng và đề cử bản thân như một ứng viên sáng giá cho công việc. Dành một chút thời gian và công sức để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn có thể là yếu tố quyết định việc bạn có lọt vào vòng tiếp theo, hay có được nhận vào làm hay không. Hãy học cách lên kế hoạch để thành công, tiếp cận buổi phỏng vấn đúng cách, tránh những lỗi thường gặp trong phỏng vấn xin việc để đem đến cho bản thân cơ hội tốt nhất và để có một khởi đầu thuận lợi.

1. Bắt đầu Chuẩn bị

Tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn. Bạn sẽ tạo được hình ảnh bản thân là một ứng viên nghiêm túc nếu bạn tham dự buổi phỏng vấn mà nắm được những kiến thức và định hướng của công ty. Cố gắng tìm hiểu các mục tiêu của doanh nghiệp hay tổ chức mà bạn ứng tuyển, cảm nhận phong cách và lối suy nghĩ của họ với đối thủ.
Tập trung vào những từ ngữ được viết trên trang web của công ty. Nếu bạn ứng tuyển cho công việc phục vụ tại một nhà hàng theo mô hình “từ nông trại đến thẳng bàn ăn”, bạn nên làm quen với ý nghĩa của nó. Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí biên tập viên cho một tạp chí y học toàn diện, bạn cần phải nghiên cứu về phương pháp chăm sóc bệnh nhân tổng thể.
Biết được tên người phỏng vấn và vị trí của họ trong công ty có thể giúp bạn trò chuyện được nhiều hơn trong buổi phỏng vấn, điều này thường tạo một ấn tượng tích cực cho người phỏng vấn.

2. Dự đoán và luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn thông thường.

Phần căng thẳng nhất của buổi phỏng vấn xin việc chính là nghĩ cách trả lời câu hỏi. Người phỏng vấn muốn nghe điều gì? Cố gắng tìm hiểu và dự đoán những câu hỏi có thể được đặt ra và luyện tập trả lời. Hãy trả lời một cách chân thành, nhưng vẫn phản ánh được sự tích cực của bản thân với vai trò ứng viên. Những câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn bao gồm:
– Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
– Tại sao bạn nghĩ mình phù hợp với công ty này?
– Bạn sẽ đóng góp điều gì cho công ty?
– Hãy kể lại một lần bạn đã vượt qua thử thách trong công việc.

3. Điểm mạnh và điểm yếu.

Thử thách liên quan tới công việc khó khăn nhất bạn từng gặp phải là gì? Điểm mạnh của bạn là gì? Điểm yếu của bạn là gì? Đây là những câu hỏi thường gặp nhất, và buổi phỏng vấn chính là giây phút cuối cùng bạn vật lộn để tìm ra một câu trả lời ưng ý. Bạn sẽ gặp các câu hỏi này ở hầu hết các buổi phỏng vấn.
Câu trả lời thích hợp cho các câu hỏi trên đôi khi cần thể hiện được sự tự tin: “Tôi là người rất có tổ chức với công việc và lịch trình của mình, nhưng ngài sẽ không thể hình dung ra điều này nếu chưa thấy bàn làm việc của tôi.” là một câu trả lời hay. Tương tự như vậy, “Tôi là người có trách nhiệm nhưng đôi khi không nhớ tới sự giúp đỡ của người khác.” có thể là câu trả lời trung thực và hiệu quả.
Nếu bạn ứng tuyển vào một vị trí lãnh đạo thì việc thể hiện tố chất lãnh đạo và sự tự tin của bạn là điều quan trọng. Điểm mạnh có thể là “Tôi giỏi trong việc truyền đạt những điều tôi thấy đến mọi người và làm cho họ cảm thấy phấn khích vì mục tiêu chung.” Nếu nói về điểm yếu “Tôi cần kiềm chế và nhận từng dự án một thôi. Đôi khi tôi muốn làm quá nhiều việc.”
Nếu bạn ứng tuyển cho một vị trí khởi đầu, người phỏng vấn sẽ không tìm kiếm ở bạn những tố chất của một người lãnh đạo. Điểm mạnh có thể là “Tôi làm theo chỉ dẫn rất tốt và tôi học hỏi nhanh. Nếu tôi chưa biết làm việc gì, tôi luôn sẵn sàng học hỏi và tiến bộ, để tôi không phải hỏi lại lần thứ hai.” Nói về điểm yếu như sau, “Không phải lúc nào tôi cũng có những ý tưởng hay, nhưng tôi rất vui khi giúp người khác thực hiện ý tưởng của họ.”

4. Hãy nghĩ về một vài câu hỏi hay.

Người phỏng vấn sẽ hỏi bạn có câu hỏi nào không, điều này có thể hạ gục hàng loạt những ứng viên mới đi phỏng vấn lần đầu. Đặt ra một câu hỏi cho thấy rằng bạn thực sự tham gia vào cuộc đối thoại, vậy nên hãy chuẩn bị một danh sách các câu hỏi phòng trường hợp bạn không thể tự nghĩ ra khi được hỏi tới. Bạn có thể tham khảo những câu hỏi sau:
– Ngài thích điều gì khi làm việc ở công ty này?
– Một người cần những yếu tố gì để thành công tại công ty này?
– Tôi sẽ làm việc cùng với ai nhiều nhất?
– Các hoạt động hàng ngày bao gồm những gì?
– Tôi có môi trường để phát triển trong công ty không?
– Doanh thu của vị trí này như thế nào?

5. Tránh sự sáo rỗng.

Phỏng vấn là cách để nhà tuyển dụng tiềm năng hiểu thêm về bạn chứ không phải là một người sáo rỗng, không có lập trường đưa ra những câu trả lời dập khuôn để cố kiếm một công việc. Mục đích của buổi phỏng vấn không phải để xu nịnh, thể hiện hay nói những điều người phỏng vấn muốn nghe. Mục đích chính là trả lời một cách chân thành, không xúc phạm trí thông minh của người phỏng vấn. Tránh nói những câu như “Điểm yếu duy nhất của tôi chính là tôi quá hoàn hảo” hay “Công ty này cần một người như tôi để thay đổi nó.”

6. Hoàn thành tất cả các tài liệu cần thiết trước thời hạn.
Tuỳ thuộc vào quá trình phỏng vấn, nó thực sự hữu ích nếu bạn mang theo bản sao hồ sơ, thư giới thiệu, danh mục công việc và đơn xin việc của bạn. Rà soát lại tất cả các tài liệu để tránh lỗi chính tả và ngữ pháp. Nếu bạn có thời gian, hãy đưa chúng cho một người khác để họ đọc lại và kiểm tra lỗi giúp bạn.
Một điều quan trọng nữa là ghi nhớ nội dung hồ sơ, CV, và các giấy tờ ứng tuyển khác. Các tài liệu sẽ trở nên khả nghi nếu bạn không nhớ được nội dung từ hồ sơ của bạn, vậy nên bạn cần đảm bảo rằng tên tuổi, ngày tháng và phần mô tả trách nhiệm phải thật rõ ràng.

7. Trang phục cũng đóng góp một phần.
Hãy chọn bộ trang phục khiến bạn cảm thấy tự tin và nhìn chuyên nghiệp, ví dụ như trang phục phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển.
Trong hầu hết các trường hợp thì vest đen đều phù hợp để mặc đi phỏng vấn, trừ khi bạn ứng tuyển một công việc với trang phục giản dị, trong trường hợp này thì quần âu và áo sơ mi có cổ là phù hợp.

Nguồn: https://www.wikihow.vn/V%C6%B0%E1%BB%A3t-qua-m%E1%BB%99t-Bu%E1%BB%95i-ph%E1%BB%8Fng-v%E1%BA%A5n-Xin-vi%E1%BB%87c