Học Cách Đứng Lên Sau Thất Bại
Những nguyên tắc thành công, những bài học đắt giá,… khi bạn đọc được qua những cuốn sách kỹ năng sống trên thị trường không phải lúc nào cũng có thể ứng dụng được trong hoàn cảnh của bạn. Hơn nữa, trước khi tiến tới được “tuyệt đỉnh” thành công, bạn cũng phải va vấp không ít và “nếm mùi” của món ăn “thất bại”.
Xác định mục tiêu rõ ràng
Bất cứ ai cũng đều xác định mục tiêu rành rọt rõ ràng trước khi bắt tay thực hiện chúng. Tuy nhiên, kết quả mà bạn đạt được lại không hề thành công như mong muốn. Thay vì ngồi một mình ủ rũ chán nản vì sự “lí thuyết thành công cổ tích” trong các cuốn sách, một lần nữa, hãy lấy giấy bút liệt kê ra những mục tiêu, những điều mà bạn thực sự muốn làm. Bởi chỉ có đam mê mới có thể kéo bạn ra khỏi những “vũng lầy thất bại” liên tiếp mà thôi. Đừng ôm đồm quá nhiều mục tiêu cùng một lúc, hãy “chia nhỏ” chúng ra và tập trung tiến hành công từng việc một. “Có công mài sắt, có ngày nên kim” bạn nhé!
Luôn kiên định
“Đừng do dự”, “đừng thiếu quyết đoán”, “đừng dễ nản lòng” – đó là những từ khóa mà bạn lập tức cần phải đưa vào “list từ điển sống” của bạn ngay tức khắc nếu bạn đang muốn chinh phục nhiều mục tiêu khó khăn hơn. Thất bại chỉ đến khi bạn hoàn toàn bỏ cuộc, chắc chắn bản thân bạn biết rõ điều đó. Chính vì thế, hãy tìm mọi cách để giữ vững sự kiên định của bản thân, trò chuyện cùng với người thân, bạn bè để tìm được những lời khuyên, lời động viên tốt từ họ. Đồng thời, bạn cũng nên tránh tình trạng quá “tự kỉ”, nên tiếp tục làm việc như thường lệ và tự thưởng cho mình sau khi hoàn thành xong công việc nhé. Chắc chắn bạn sẽ tự tin hơn nhiều đấy!
Xem lại phương pháp làm việc của bạn
Thành công vốn dĩ luôn có một “nghệ thuật” riêng để đạt được điều đó. Chính vì vậy, để trở thành “nghệ sĩ”, bạn cần xem lại bạn đã có một phương pháp học tập, làm việc hiệu quả nhất chưa nhé!. Bởi siêng năng, chăm chỉ vốn dĩ không phải là yếu tố quyết định bạn có đạt được điều đó hay không, mà còn phụ thuộc vào cách thức thực hiện, may mắn và được “trợ giúp” từ những yếu tố khách quan nữa.
Rất nhiều người sau khi thất bại đã có ý chí “đứng dậy” nhưng họ vẫn tiếp tục thực hiện phương pháp làm việc cũ. Và kết quả là, họ lại… thất bại thêm một lần nữa. Thế nên, hãy rút ra những kinh nghiệm cho mình sau khi thất bại và thay đổi liên tục phương pháp hành động cho đến khi đạt được mục tiêu của mình, bạn nhé!
Xem thất bại như một… “món quà”
Nghe thì có vẻ vô lí nhưng nếu như xem thất bại là một “món quà” thì bạn sẽ cảm thấy nhẹ lòng đi rất nhiều đấy!. Đôi khi thất bại không đáng sợ như bạn tưởng tượng đâu. Thời điểm mà bạn thất bại, bạn sẽ có một lối suy nghĩ theo hướng khác, và nhiều lúc bạn sẽ rẽ sang một lĩnh vực nào đó mà bạn khám phá ra rằng mình đam mê hơn chẳng hạn.
Đôi khi, bạn cũng nên cảm ơn “thất bại” bởi chính điều đó giúp bạn trải nghiệm được thêm nhiều điều mới, biết được cuộc sống này có những ai thực sự yêu thương bạn và nhất là, cho bạn thêm một cơ hội thành công vào một thời điểm khác thực sự thích hợp hơn.
Theo Trí Thức Trẻ/Ybox
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
10Tr/Tháng Nhiều Quận, Hồ Chí MinhFull Time
-
-
-