Nói “không” cũng là cả một nghệ thuật và đây là cách khiến bạn học được nó

0

Không phải ai cũng biết cách từ chối khéo một lời yêu cầu mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với người đề nghị.

Bạn có thể xem từ “Không” như một từ khóa để tự chủ hơn trong việc quản lý thời gian của mình đồng thời được thỏa mãn hơn. Bên cạnh việc hiểu biết bản thân hơn thì việc nói “Không” của bạn sẽ trở nên thoải mái hơn với một số lời khuyên đơn giản hóa dưới đây

1. “Hãy cho tôi một ít thời gian để cân nhắc”

Hoặc “Hãy để tôi suy nghĩ về việc này. Tôi sẽ gọi lại cho anh trong vòng một tiếng nữa”. Sau một tiếng, hãy gọi lại và nói “Không” thật lịch sự mà không biện hộ gì thêm. Việc dành thời gian để suy nghĩ về đề nghị của người khác và việc bạn gọi lại cho họ đã giúp cho câu trả lời của bạn ít lỗ mãng hơn.

2. “Đó là lời đề nghị rất tuyệt”

Hãy thể hiện rằng bạn đánh giá cao lời yêu cầu của người khác bằng một câu công nhận nó. Nhưng sau đó, hãy nói rõ ràng vào lúc này, thời gian của bạn không cho phép nên bạn rất tiếc khi phải nói “Không” với kế hoạch đó. Đừng giải thích thêm gì về sự bân rộn của mình. Điều đó có thể dẫn đến mâu thuẫn hoặc những cuộc tranh cãi không đáng có.

3. “Tối đánh giá anh rất cao!”

Khi nhận được một lời yêu cầu nào đó, hãy tán dương người đã đưa ra yêu cầu ấy để củng cố thêm mối quan hệ của đôi bên. Sau đó, bạn chuyển sang từ chối nhẹ nhàng: “Tôi chỉ muốn làm việc này với anh thôi, nhưng hiện tại tôi buộc lòng phải nói không“.

4. “Tôi không thể làm việc ấy vì không được phép”

Người ta sẽ chấp nhận sự từ chối dễ dàng hơn nếu họ biết sự từ chối ấy đến từ quy định hoặc lợi ích chung. “Gần đây tôi hiếm khi có thời gian dành cho gia đình nên tôi phải ưu tiên cho họ”.

5. “Tôi rất lấy làm tiếc cho anh”

Lời từ chối này đặc biệt hữu ích với những lời yêu cầu tế nhị: “Chúng tôi rất muốn đến cả gia đình nhưng thật không may giá thuê phòng khách sạn đắt quá…”. Đừng suy diễn sâu xa. (Có lẽ anh ta muốn bạn mời mời anh ta nghỉ lại ở nhà mình). Hãy chỉ trả lời ý chính của người kia và thể hiện sự thấy hiểu ở mức độ tình cảm.

6. “Điều đó không hợp với tôi”

Câu nói sáo rỗng này chỉ nhằm mục đích trì hoãn lại sự việc nhưng nó có thể làm hài lòng một số người. Họ sẽ từ bỏ yêu cầu của mình. Nếu họ vẫn cứ khăng khăng đề nghị đó, bạn có thể sử dụng một câu sáo rỗng khác: “Tôi e là hiện giờ tôi không thể trả lời được“. Mối quan hệ càng riêng tư bao nhiêu thì bạn càng phải cẩn trọng khi chọn cách từ chối này bấy nhiêu. Nếu người thân yêu cầu bạn làm giúp họ một công việc vào một ngày cụ thể thì thay vì nói “Không, tôi không thích làm việc đó”, bạn có thẻ thử “Không, tôi không thể làm việc ấy vào ngày hôm đó“. Cách nói này sẽ khiến người yêu cầu dễ chấp nhận hơn.

7. “Ừm…Không”

Đây là phương pháp tốt nhất vào phút cuối. Nếu bạn muốn nói “Không” thì hãy nói “Không” với một khoảng lặng trước đó để thể hiện là bạn có suy nghĩ và cân nhắc trước yêu cầu của người kia. Hãy nói “Không” với giọng rõ ràng và nhìn thẳng vào người đối diện khi nói. Nếu không, bạn sẽ làm cho người đó nuôi dưỡng hy vọng. Đừng biện minh gì thêm để tránh bị cuốn vào một cuộc thảo luận dài lê thê. Một câu trả lời rõ ràng sẽ giúp bạn tránh được những nỗi bực dọc về sau. Bên cạnh đó, nó cũng giúp bạn tránh được sự hiểu lầm và thể hiện bản thân quá mức.

* Trích nội dung cuốn “Bí quyết đơn giản hóa cuộc sống”, tác giả Werner Tiki Kustenmacher, Lothar J. Seiwert

Diệu Bảo

Theo Trí Thức Trẻ





Leave us a comment

logged inYou must be to post a comment.