10 Mẹo nhỏ làm nên một buổi thuyết trình thành công

0

  1. Chú ý đến bài thuyết trình của người khác

Khi những người khác đang thuyết trình, đừng chỉ chăm chăm ngồi nhẩm lại bài thuyết trình của mình vì khoa học đã chứng minh điều đó không hiệu quả! Thay vào đó, hãy chú ý một chút những gì người đứng bên trên đang nói, cách họ truyền đạt hay ngôn ngữ cơ thể đồng thời  theo dõi phản ứng của khản giả bên dưới để biết hành động gì thu hút được đám đông, hành đồng nào khiến mọi người hứng thú và theo dõi bài diễn thuyết của mình, và ngược lại, hành động nào khiến họ xao nhãng.

  1. Đến sớm

Đến sớm để bạn có thời gian làm quen với không gian mà mình sẽ thuyết trình. Nó có thể rất lớn hoặc bé hơn rất nhiều so với những gì bạn tưởng tượng. Kiểm tra lại các giắc, dây cắm, âm thanh, hình ảnh, các vấn đề kĩ thuật khác. Kiểm tra lại trang phục, diện mạo của bạn,… Cẩn thận vẫn hơn không nhỉ ^^

  1. Giao lưu với khán giả

Bạn có thể không cần phải là người hài hước ngay từ những lời ngỏ đầu tiên để lấy được sự chú ý của đám đông. Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi nhẹ nhàng “Các bạn có khoẻ không?”, “Các bạn có thấy mệt không?” (nếu như trước bạn đã có khá nhiều người thuyết trình) “vậy chúng ta hãy đổi gió bằng những gì tôi sẽ nói sau đây nhé” (tập trung vào sự khác biệt bạn có thể nhận ra ở bài nói của mình với các đối thủ trước đó), nhận xét một chút về thời tiết, khán phòng hoặc có thể đặc biệt khen ngợi một khán giả bất kì là những cách để thu hút sự chú ý của đám đông, mở đường cho một bài thuyết trình được chào đón.

  1. Sử dụng “Sự tưởng tượng tích cực”

Trước khi thuyết trình, hãy luôn tưởng tượng mình sẽ có một buổi thuyết trình thành công, bạn tự tin, cười, nói, các thiết bị công nghệ hoạt động nhịp nhàng với ngôn ngữ của bạn, khán giả chú ý và thích thú. Điều này không chỉ giúp bạn giảm căng thẳng, tự tin hơn mà ở một khía cạnh tinh thần nào đó, bạn sẽ làm được nếu bạn luôn tự nhủ với mình như vậy.

  1. “Be entertaining”

Nghĩa là đôi khi bạn nói sai, làm quá, hoặc nói một điều gì đó có chút ngớ ngẩn cũng không sao. Hãy tỏ ra linh hoạt với những lỗi lầm của mình, cùng cười một chút với khán giả, sau đó bông đùa trên chính sai lầm của mình hoặc đơn giản là xin lỗi và tiếp tục bài thuyết trình. Một vài trang slide hài hước hoặc được thiết kế đẹp cũng là lựa chọn không tồi. Không khí sẽ trở nên dễ chịu hơn nhiều, chỉ cần bạn đừng tỏ ra lúng túng.

  1. Uống nước

Khi lo lắng, chúng ta thường có cảm giác khát vì khô miệng là kết quả thường thấy khi bị áp lực. Giữ bên mình một chai nước để không cảm thấy khó chịu và uống nước cũng là một cách “nghỉ” khi bạn chợt quên mình định nói gì.

  1. Sức thuyết phục

Nhiều người nghĩ rằng, khi có một luận điểm chặt chẽ, bạn chắc chắn sẽ thuyết phục được người khác. Nhưng điều này đôi khi không quá đúng, con người tin những gì họ muốn tin, nên đôi khi, cách hiệu quả nhất để có một bài diễn thuyết thuyết phục là thể hiện sự đam mê của bạn đối với những gì mình đang nói và chắc rằng bạn cũng tin điều đó “Enthusiasm is worth more than knowledge”.

Khi bạn tin những điều mình đang nói, ánh mắt, ngôn ngữ hình thể, lời nói của bạn sẽ được kết hợp nhuần nhuyễn để thuyết phục người đối diện hoặc ít nhất gây chú ý với họ. Điều này không có gì là lạ, chúng ta có để ý rằng, khi tranh luận, ta thường nói to, rõ ràng, ánh mắt nhìn thằng vào người đối diện và ngôn ngữ thường “cứ thế đi ra” hay không? đó là kết quả của việc bạn thuyết phục người khác bằng những gì bạn tin và giành đam mê.

  1. Những câu đùa

Bỏ qua những câu bông đùa lúc bắt đầu bài thuyết trình ngay đi! Trừ khi bạn cực kì tự tin vào khiếu hài hước của mình, nếu không, câu đùa của bạn rất dễ phản tác dụng và gây lúng túng cho cả hai bên: bạn và khán giả của bạn.

  1. Cách sử dụng font chữ

Nếu bài thuyết trình của bạn chứa nhiều đoạn văn dài, hãy sử dụng các font chữ có chân để dễ đọc hơn. Nếu bài thuyết trình theo hơi hướng hiện đại, hãy dùng font chữ không chân. Đây là một vài lưu ý liên quan đến thiết kế để khán giả của bạn có tương tác với bài thuyết trình dễ dàng và thuận tiện hơn

Chúc các bạn may mắn!

Theo YBOX.VN