7 Thói Quen Tốt Cho Sức Khỏe Nhưng Mọi Người Thường Nghĩ Ngược Lại
Những thói quen tốt nhất cho sức khỏe cực kỳ đơn giản lại thiết thực nhé. Khi chúng ta nghĩ những thói quen nào xấu thì đều tránh. Tuy nhiên, nếu bạn cần một ai đó nhắc nhở lí do tại sao những thói quen tưởng như xấu này lại thật sự tốt thì hãy xem các hành vi dưới đây
1. Tức giận
Sự giận dữ là điều mà nhiều người tránh biểu lộ và thường bị kiềm chế. Hãy giận và biểu đạt nó ra bên ngoài theo một cách lành mạnh sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ và tích cực. Sự tức giận đơn thuần là một loại cảm xúc bộc phát mạnh khi chúng ta bị đối xử tệ và vượt mức giới hạn chấp nhận của bản thân. Nguồn năng lượng này có nhiệm vụ giúp tháo gỡ những tình huống khiến chúng ta phải chịu đựng sự khó chịu.
Vì vậy, hãy học cách giải tỏa nguồn năng lượng này một cách tích cực nhất. Khi bạn trở nên nóng giận, điều chỉnh để bộc lộ nó một cách tích cực sẽ tạo ra sự thay đổi tích cực. Còn nếu bạn phủ nhận hay tránh nó, điều này sẽ trở nên tồi tệ đi rất nhiều dẫn đến sự bực bội, những cơn thịnh nộ hoặc là trầm cảm. Nhớ rằng sự giận dữ lành mạnh sẽ trở thành sự bảo vệ và giải phóng của bạn.
2. Bị lạc đường
Chúng ta bị lạc khi không có định hướng. Và lúc đó, nó khiến ta phải chú tâm vào thời điểm hiện tại và bản năng sinh tồn. Nếu bạn chưa từng bị lạc bao giờ trong một thành phố lớn hay một vùng đất lạ, bạn có thể khám phá ra nhiều thứ tuyệt diệu trong khi tìm lối thoát.
Điều này hoàn toàn đúng trong cuộc sống. Hãy yên tâm rằng thỉnh thoảng khi bị lạc đường, hãy tiếp tục chuyến hành trình đó vì có lẽ chúng ta thường không nghĩ rằng những điều bất ngờ đang chờ đợi chúng ta. Chúng ta sẽ nhận ra những tài năng tiềm ẩn và gặp gỡ những người bạn hay đồng minh có thể có một chút bí ẩn nào đấy. Bị lạc không có nghĩa là sẽ như vậy mãi. Nó có nghĩa là bạn đang bỏ thời gian ra để tìm đường mà thôi, và cũng cho phép thế giới xung quanh bạn tham gia cùng chuyến đi là điều thật tuyệt vời. Thường thì điều này sẽ không được mong muốn diễn ra trong suốt con đường thực sự của bạn.
3. Khóc
Cũng giống như giận dữ, khóc là lời phản hồi cảm xúc đến những tình huống nhất định. Ngoại trừ một vài người trong chúng ta muốn khóc mọi lúc thì điều quan trọng nhất của việc khóc là để thể hiện những khoảng thời gian thăng trầm trong cuộc sống. Những giọt nước mắt vừa có thể đến từ nỗi đau, sự mất mát nhưng cũng có thể là niềm vui, hạnh phúc. Khi ta khóc, nó giúp tinh thần được giải phóng và nếu cố tình ngăn cản hay kiềm chế, nó sẽ trở nên độc hại hoặc khiến chúng ta cứng nhắc, mệt mỏi.
Khóc cũng là cách bộc lộ tính cách và biểu hiện ra bên ngoài thế giới, cho những người khác biết rằng chúng ta cảm thấy thế nào, quan tâm, đau khổ và chịu tác động bởi thế giới xung quanh ra sao. Vì vậy, khóc không chỉ giải tỏa nỗi buồn, khổ đau mà còn gửi thông điệp, dấu hiệu rằng chúng ta bị tổn thương. Việc này sẽ khiến chúng ta được quan tâm bởi bạn bè và người thân hơn những người chẳng bao giờ khóc vì bất cứ lý do gì.
4. Ở một mình
Việc ở một mình không phải là một kiểu tiêu cực như mọi người nghĩ mà thay vào đó được hiểu rằng đây là lúc loại bỏ những hoạt động xã hội không cần thiết để đắm mình trong không gian riêng. Sự thật là ở một vài tình huống nơi mà một người trở nên tách biệt có lẽ có lý do quan tâm riêng, như việc những nghệ sĩ nổi tiếng thế giới nhận ra giá trị vượt bậc của việc tách biệt là tìm nguồn cảm hứng ẩn sâu và khơi dậy lại sự sáng tạo của họ. Đôi khi, chúng ta cần tạm rời xa những nhân tố bên ngoài và quan tâm đến chính bản thân ta.
Nếu bạn cảm thấy cần thiết ở một mình, hãy tin tưởng và thực hiện. Đi bộ trong công viên hay đi phượt một mình cũng khá tốt để nhìn nhận, đánh giá lại bản thân. Trong một vài trường hợp cụ thể, điều tốt nhất cần làm cho bản thân mình chính là ở một mình.
5. Không nghe lời người khác
Hành động này thường có thể được xem như một hình thức chống đối xã hội hoặc thậm chí là ngạo mạn. Tuy vậy, đôi lúc bạn chỉ cần tin vào trực giác của mình và tự do với những mong muốn nội tâm của mình. Luôn giữ ánh nhìn mạnh mẽ để lờ đi hay bỏ ngoài tai những tiếng nói bạn không hiểu hoặc không theo hướng nhìn đó. Tin tưởng bản thân và biết đâu là những lời khuyên mà bạn có những lý do chính đáng để không nghe theo.
Không nghe lời cũng là một biểu hiện đơn giản về mức độ phân biệt, về những người nghe theo tất cả ý kiến người khác nói giống như thuyền trưởng trên những con tàu không bánh lái, thiếu đi định hướng chủ quan riêng biệt của bản thân mình. Hãy khôn ngoan và biết nên lắng nghe lúc nào. Nếu tiếng chuông sâu thẳm trong nội tâm nói rằng hãy đi con đường của chính mình, bất chấp những ý kiến khác, thì hãy tin tưởng vào điều đấy.
6. Phá bỏ quy tắc
Vào đúng thời điểm, phá vỡ quy tắc sẽ cải thiện cuộc sống của bạn cũng như của người khác. Quy tắc được tạo bởi con người và không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả. Vì vậy, tin tưởng vào khả năng của mình để tìm ra điểm chính trong điều luật ấy, và sau đó, quyết định làm gì nếu những luật lệ kia củng cố cho điều tốt hơn. Hầu hết các sáng tạo trong nghệ thuật, khoa học và xã hội xảy ra vì một ai đó ngừng tuân thủ quy tắc và can đảm thách thức nếu chúng không đúng. Một số ví dụ tiêu biểu cho sự phá vỡ rào cản quy tắc chính là Rosa Parks, Gandhi, John Lennon và Martin Luther King Jr. Đừng sợ khi được giống họ!
7. Không hội nhập
Điều này có thể gây ra khó khăn và bất lợi, đặc biệt trong suốt thời niên thiếu nhưng nó cũng mang ý nghĩa rằng bạn là người sáng tạo, cách tân và có một thứ gì đó vượt quá định mức. Chúng ta hòa nhập khi có những suy nghĩ, cảm xúc và thậm chí là sự tưởng tượng cũng tương đồng với cộng đồng. Khi bước ra khỏi chiếc hộp mà mọi người mong đợi chúng ta ở trong đấy, sẽ dẫn chúng ta đến nơi tách biệt, khám phá ra những khu vực không gian khác, không có những niềm tin, suy nghĩ được áp đặt sẵn, để ta có thể thỏa sức sáng tạo, có những ý tưởng mới trên mảnh đất màu mỡ ấy.
Tương lai chưa từng phù hợp hoàn hảo với quá khứ, thế nên có thể xuất hiện người mà không phù hợp với những người còn lại. Biết đâu sự đổi mới, sáng tạo của bạn sẽ mở ra con đường mới mà người khác phải đi theo.
Theo Thảo Nguyên (Theo Lifehack) – Bookaholi